Các mối bận tâm về gia đình

Có người nào trong quý vị đang gặp rắc rối bạo hành gia đình (DV) vì Covid-19 không?

2020-06-29

Có thể tình trạng bạo hành gia đình (DV = Domestic Violence) tăng lên do mất việc, thời gian ở nhà dài hơn vì Covid-19. DV có nghĩa là bị người yêu hay người phối ngẫu (người mình đã kết hôn, tức vợ hay chồng) bạo hành như đánh, đá v.v. Ở Nhật và cả nước ngoài, báo chí, ti vi đều đưa tin về từ "DV Corona". Ở Nhật có "Luật liên quan đến việc ngăn chặn bạo hành từ người phối ngẫu và bảo vệ nạn nhân bị bạo hành v.v.". Theo luật này, dù đối phương là bạn đời cũng không được phép có hành vi bạo lực. Luật quy định việc bảo vệ nạn nhân trong trường hợp bị bạo hành.

Có nhiều trường hợp bạo hành gia đình (DV)
Chồng hay vợ, người yêu
□ Đánh, đá.
□ Nói những lời tồi tệ.
□ Nói "không được liên lạc với người quen".
□ Không cung cấp tiền cho gia đình.

Có 4 điểm quan trọng để nhận biết người dễ rơi vào tình trạng bạo hành gia đình.
〇 Thay đổi thái độ sau khi kết hôn
Thời gian đầu mới quen thì rất tử tế với đối phương. Và vội vàng kết hôn đến mức kỳ lạ. Cực kỳ ghen tuông cũng là đặc điểm của họ. Khi đối phương có ý tốt cho rằng "người ấy yêu mình đến mức như thế" thì gạt bỏ mọi sự phản đối của người xung quanh để đi đến kết hôn. Nhưng ngay sau đó thì thay đổi thái độ hoàn toàn.

〇 Phủ định sự bạo hành của bản thân
Không có ý thức tội lỗi dù có hành vi bạo lực. Giải thích trước đối phương là mình "không làm gì quá đáng", "đó không gọi là bạo lực" và nói dối, phủ định sự thật về những hành vi ngược đãi như đánh, đá v.v.

〇 Đổ trách nhiệm cho người khác 
Đổ hết tội lỗi cho người khác như "hắn/ cô ta yêu cầu như thế", "do rượu mà ra" v.v. và ngược lại, cho rằng mình là nạn nhân. Ngoài ra, chủ trương rằng "tôi nghĩ đến người ấy mà chỉnh sửa hành vi sai lầm của người ấy mà thôi", "kết hôn với người tồi tệ thế này tôi mới là kẻ bất hạnh" v.v. và tin rằng người khác cũng đồng tình với ý kiến của mình.

〇 Bên ngoài thì rất tử tế nhưng khi chỉ trong gia đình với nhau thì thái độ khác hẳn
Có khi những lời nói, hành động ở nhà của người đó khác với đánh giá tốt đẹp của người xung quanh về người đó. Nghĩa là, có nhiều người thuộc tầng lớp tinh hoa, thân thiện, giao tiếp tốt, tạo được ấn tượng là người biết điều, biết nghĩ đến gia đình. Do đó, có khi người xung quanh không ai tin những lời nạn nhân nói về việc mình bị bạo hành vì họ nghĩ "lẽ nào người tốt như thế mà lại làm vậy..."

Tại sao nạn nhân không thể bỏ trốn?
Thế thì tâm lý của nạn nhân thì sao? Thường có ý kiến mang tính phê phán "sao nạn nhân không trốn đi?" nhưng không phải là nạn nhân "không trốn" mà là "không thể bỏ trốn".
Trong quá trình bị ngược đãi kéo dài, nạn nhân đánh mất cảm xúc, bị cướp đi năng lực sống còn. Cứ bị chửi bới nhiều lần là "anh/cô là đồ ngu ngốc! Đồ xấu xa!" thì lòng tự tôn của nạn nhân bị tổn thương và tự cho rằng "mình là người tồi tệ. Cho nên mới bị đánh thế này". Nạn nhân bị chi phối mà không cảm nhận được gì, không còn có thể phản đối đối phương hay hành động tích cực như "bỏ trốn", "chia tay". Đây gọi là moral harassment (quấy rối bằng cách rao giảng đạo đức).
Vòng tròn bạo lực cứ thế truy đuổi nạn nhân. Trước tiên là thời kỳ căng thẳng tăng cao vì bị bạo hành lời nói và đe dọa v.v., tiếp theo là thời kỳ bộc phát bạo lực như bị bạo hành thực sự, dùng vũ khí đe dọa "tôi sẽ giết anh/ cô!". Những hành động này ngày càng dữ dội nếu nạn nhân đòi ly thân, ly hôn nhưng rồi đến thời kỳ thề thốt sẽ thay đổi bằng cách dùng lời nói ngon ngọt như "anh/em thật sự xin lỗi. Anh/Em sẽ không đánh nữa đâu ..." hay tặng quà v.v.

Đây là người mình từng yêu thương. Nếu họ khóc và nói "không có anh/em thì em/ anh không sống nổi", tình cảm của nạn nhân sẽ lung lay. Bạo lực mới trước đó dữ dội bao nhiêu vậy mà chỉ cần được chăm sóc dịu dàng một chút là nạn nhân có cảm giác hạnh phúc, lại tin vào lời nói của đối phương. "Chắc chắn anh/cô ấy sẽ thay đổi. Hai người mình sẽ cùng nhau làm lại từ đầu". Tuy đã nghĩ vậy và bạo hành tạm lắng nhưng rốt cuộc, đối phương không giữ lời hứa, vẫn lặp lại vòng trong căng thẳng và bộc phát bạo lực. Và bạo lực ngày càng gia tăng. Đầu óc nạn nhân bị tẩy não.

Nếu bản thân bạn hay người quen gặp rắc rối bạo hành gia đình (DV), hãy dũng cảm liên hệ với OIHF để được tư vấn.

Hỗ trợ tư vấn về đời sống - luật phápा

2020-06-01

Chúng tôi sẵn sàng tư vấn về những khó khăn và vấn đề mà quý vị phải đối diện trong cuộc sống thường ngày, phát sinh bởi bệnh truyền nhiễm do vi-rút Corona chủng mới (Covid-19). Hoặc trường hợp được đánh giá là cần lời khuyên mang tính chuyên môn như pháp luật v.v. thì chúng tôi sẽ tiến hành tư vấn về các vấn đề cần kiến thức cao về luật pháp v.v. liên quan đến tổng thể đời sống của người xin tư vấn, với sự hợp tác của Hội Luật sư Okinawa.
PAGE TOP